“Tình yêu đích thực” là gì? Nhiều người định nghĩa nó bao gồm cả 2 yếu tố: ‘Vô điều kiện’ và ‘Không phán xét’. Một tình yêu đâm rễ sâu sắc, dù người đó có bất kỳ khiếm khuyết, tội lỗi gì. Nhưng nếu đúng như vậy, chúng ta sẽ làm gì với tình yêu thương của Chúa? Một mặt, chúng ta biết rằng Đấng Tạo Hoá của chúng ta luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện, nhưng, mặt khác, chúng ta cũng biết rằng Chúa là Đấng sẽ phán xét mọi sự, mọi con người chúng ta. Vậy, sao chúng ta có thể chấp nhận một tình yêu ‘độc quyền’ như vậy?
Tại một sự kiện mà những người tham dự được khuyến khích viết ra những câu hỏi khó về Kitô Giáo mà họ có thể nghĩ ra, vào cuối sự kiện, một người phụ nữ theo đạo Phật đã thắc mắc về một vấn đề trong sự kiện. Cô ấy nói rằng, trong sự kiện, diễn giả cho rằng chỉ có một cách để đến gần với Đức Chúa Trời, đó là thông qua Chúa Giê-xu Christ, và cô ấy không bao giờ chấp nhận một thông điệp thiếu tôn trọng như vậy, khi kết luận những người không cùng đức tin là họ sai. Để trả lời, diễn giả hỏi cô ấy về việc liệu Đức Phật có nói Ấn Độ giáo là sai không, khi ông bác bỏ chế độ đẳng cấp và tuyên bố Kinh Veda là sai. Cô ấy xác nhận có chuyện đó, diễn giả tiếp tục hỏi cô ấy, tại sao cô ấy học theo Đức Phật, khi Đức Phật nói rằng hàng triệu người đã sai (bác bỏ Ấn Độ giáo), nhưng cô ấy lại không tin Chúa Giê-xu – Đấng đã cho rằng mọi người đang không đi theo đúng con đường đích thực mà họ phải đi? Ngay lập tức, cô ấy nhận ra sự thiếu nhất quán, và thừa nhận rằng cô ấy thấy cuộc nói chuyện này đang đi quá xa.
Vào buổi sáng ngày hôm sau, cô ấy đã tới một Hội thánh, và lúc đó Hội thánh đang có bài truyền giảng về Sự Tha Thứ. Vào cuối buổi hôm đó, cô ấy ngồi yên lặng một chỗ trong vài phút, và cô ấy bắt đầu khóc. Cô ấy nói rằng đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, cô nhận ra rằng cô chưa bao giờ thực sự biết tới Chúa Giê-xu hay về tình yêu thương vô điều kiện nơi Ngài. Dù cô ấy tới nhà thờ gần như mỗi ngày trong suốt cuộc đời học sinh, cô ấy đã chưa thực sự hiểu về ý nghĩa thật sự của việc tin Chúa.
Chân lý và Ân điển
Nếu chúng ta cho rằng Tin Lành của Chúa là toàn vẹn, đầy đủ với cuộc sống của mình, điều đó có làm cho bạn thấy ảnh hưởng tới việc bạn yêu thương những người lân cận mình không? Trong một bài viết vào lúc cuối đời, một nhà học giả nổi tiếng – Giáo sư Isaiah Berlin đã tranh luận rằng Thuyết nhất nguyên—một hệ thống niềm tin cho rằng chỉ có một chân lý duy nhất, và tất cả các chân lý khác phải phù hợp với chân lý duy nhất nói trên—là kẻ thù của sự tự do, bởi vì nó hạ thấp giá trị của thuyết đa nguyên. Ông ấy tranh luận rằng, hậu quả của hệ thống niềm tin này (có cái gì đấy khác, và tương đồng, với cái mà Karl Popper gọi là chủ nghĩa hữu dụng-với ông ấy, đây là cội rễ của mọi điều ác) là những người hiểu về Thuyết nhất nguyên sẽ thống trị những người không hiểu… Và họ dùng nó để gây ra sự đau đớn, giết chóc, tra tấn – những hành động thường bị lên án; nhưng nếu những việc này không chỉ gây ra đau thương cho một người, mà trở thành một chủ nghĩa—chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát-xít, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa cuồng giáo, hoặc chủ nghĩa tiến bộ, hoặc việc thực hiện các quy luật lịch sử—thì những điều này là hợp lý.
Ông ấy cho rằng thuyết nhất nguyên rất gần với chủ nghĩa độc tài. Khi một người nghĩ rằng người đó nắm giữ chân lý, thì ông ta đã tiến rất gần tới một nhà độc tài chuyên chế. Vậy, nếu như, Lẽ thật được bồi đắp thêm với Ân điển thì sao?
Khi bạn nói rằng ai đó có duyên, thì tức là bạn đang nói người đó có một ngoại hình đẹp. Tương tự như vậy, khi bạn miêu tả ai đó có lòng tốt và tử tế, thì tức là bạn đang nói về tấm lòng của người đó. Môn đồ John (Giăng) không chỉ miêu tả Chúa Giê-xu là một người “đầy ân điển và chân lý” (Giăng 1:14), nhưng ông ấy cũng nói về Tin Lành theo những nghĩa tương tự:
“Và từ nguồn sung mãn của Ngài, tất cả chúng ta đều nhận được ân điển càng thêm ân điển. Vì luật pháp đã được ban bố bởi Môi-se, còn ân điển và chân lý thì đến từ Đức Chúa Jêsus Christ.”
Giăng 1:16-17 VIE2010
Thật không may, khi nhiều người lầm tưởng rằng các phán xét đạo đức thì không được liên quan tới ân điển và tình yêu thương. Thật vậy, một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất về Chúa, và về đức tin Cơ Đốc nói riêng, đó là về sự phán xét. “Làm thế nào mà một Đức Chúa Trời yêu thương như vậy lại đi phán xét chúng ta?” là một điệp khúc liên tục.
Bạn đã bao giờ đọc cuốn tiểu thuyết Kiêu hãnh và Định kiến của Jane Austen chưa? Cuốn tiểu thuyết này kể về một câu chuyện tình yêu của một người phụ nữ trẻ tên Elizabeth, và một anh chàng tên Darcy. Anh chàng này muốn nói với Elizabeth rằng vẻ đẹp của cô ấy đã chiếm trọn trái tim của anh. Anh nói rằng, “Anh sẽ không kìm nén cảm xúc của anh nữa đâu. Em hãy cho phép anh nói với em rằng, anh rất ngưỡng mộ và yêu em thật lòng.” Tuy nhiên, Darcy kết thúc bằng việc cho cô ấy biết rằng Darcy yêu Elizabeth—nhưng đi ngược lại với ý muốn, lý trí, tính cách, và sự giáo dục của anh ta từ trước tới nay!
Cảm thấy ngạc nhiên khi lời thổ lộ tình yêu của mình bị từ chối, anh chàng Darcy đã hỏi Elizabeth rằng, tại sao cô ấy lại có thể dễ dàng và nhanh chóng từ chối anh tới vậy. Cô ấy đáp lại, “Anh sai rồi, Darcy, nếu anh lo rằng cách anh thổ lộ tình cảm của anh sẽ ảnh hưởng tới tôi như thế nào, thì thực sự điều đó đã giải thoát tôi khỏi sự lo lắng rằng tôi đã từ chối anh, và lẽ ra anh nên cư xử theo phong thái của một quý ông hơn.”
Cô ấy cũng đưa ra lý do giải thích tại sao lời thổ lộ tình cảm của Darcy là phản cảm: “Tôi cũng muốn hỏi tại sao…, rõ ràng là anh đã xúc phạm tôi, và anh chọn để nói với tôi rằng anh thích tôi, dù điều đó trái với ý muốn, lý trí, và cả tính cách của anh nữa.” Nói cách khác, Elizabeth đang than phiền rằng Darcy nói với cô rằng anh yêu cô hơn tất cả những sự phán xét hay lý do ở trên. Thật là mỉa mai, phải không?
Hầu hết chúng ta đang tìm kiếm sự gần gũi, và chúng ta dành cả cuộc đời để cố gắng tạo ra hình ảnh của một người, mà chúng ta không thể có năng lực khiến người đó thích và yêu chúng ta. Tuy nhiên, thật là bất khả thi để có thể tìm kiếm tình yêu và sự gần gũi theo cách đó. Khi một người yêu bạn, thực sự yêu bạn, đó không phải bởi vì họ không biết bạn là ai. Không, mà là bởi vì người đó biết rõ bạn là ai, bạn sống như thế nào, và vẫn yêu bạn. Tình yêu và Ân điển là yếu tố sống còn của một tình yêu đầy ý nghĩa.
Tình Yêu Đích Thực
Chúng ta thấy một khái niệm tương tự trong bài hát “Where Is The Love?” của Black Eyed Peas, bản hit số 1 của thế giới vào năm 2003 lúc đó. Lời bài hát nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến tình yêu trong một thế giới đầy rạn nứt, nhưng một nhận xét bởi ban nhạc đặc biệt gây chú ý: họ tuyên bố rằng nếu bạn chưa từng biết tới sự thật, tức là bạn cũng chưa từng biết tới tình yêu!
Họ không thể đúng hơn! Từ “Tôi yêu bạn” có nghĩa là khi một người thốt ra bằng lời nói, rằng họ thực sự hiểu rõ con người bạn, và họ vẫn quan tâm tới bạn! Tình yêu không tồn tại nếu không có sự phán xét; nhưng tình yêu đích thực tồn tại khi ai đó đã vượt qua sự phán xét đạo đức một cách đúng đắn về con người bạn, và không bị ảo tưởng về bạn, nhưng vẫn thực sự yêu bạn!
Đó là cách Chúa yêu chúng ta. Hơn nữa, Ngài yêu chúng ta ở một mức độ sâu nhiệm hơn, vì Ngài yêu chúng ta vô điều kiện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Chúa yêu chúng ta mà thiếu vắng đi sự phán xét của Ngài. Thay vào đó, Ngài biết chính xác chúng ta là con người như thế nào. Ngài thấy chúng ta là ai. Ngài yêu chúng ta trong lẽ thật. Đây là lý do tại sao Kinh Thánh nói rằng trong khi chúng ta còn là kẻ thù của Đức Chúa Trời, Ngài đã bày tỏ tình yêu thương dành cho chúng ta bằng cách ban cho chúng ta Con Một của Ngài:
Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta.
Rô-ma 5:8 VIE2010
Kinh Thánh cũng chép rằng:
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta đã được bày tỏ trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến trần gian để chúng ta nhờ Con ấy mà được sống. Tình yêu thương ở trong điều nầy: Không phải chúng ta đã yêu thương Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu thương chúng ta và sai Con Ngài làm tế lễ chuộc tội chúng ta.
I Giăng 4:9-10 VIE2010
Chúa đã không yêu chúng ta vì chúng ta đáng yêu; mà thực ra, bằng tình yêu vô điều kiện của Ngài, Ngài đã hiến dâng thân mình và vì thế giờ đây đã khiến chúng ta trở nên đáng yêu, vì những gì chúng ta đã tiếp nhận nơi Ngài.
Bài hát của Black Eyed Peas là một lời phàn nàn về lối sống và đạo đức của con người trong xã hội chúng ta đang sống ngày nay. Đáng buồn thay, những lời phàn nàn đó chỉ đơn thuần là lời phàn nàn, vậy nên bài hát đó không có câu trả lời cho chính lời bài hát đó. Thật thú vị, vào năm 2016, ban nhạc đó đã tái hợp để hát lại bài hát, sau nhiều yêu cầu của fan hâm mộ từ những thảm kịch kinh hoàng đã diễn ra tại Paris và Thổ Nhĩ Kỳ. Một bài đăng trên Facebook đã viết rõ ràng: “13 năm sau, nhóm nhạc Black Eyed Peas và cả thế giới vẫn đang hỏi một câu hỏi, ‘Tình Yêu Ở Đâu?'” Và trên thực tế, Twitter của ban nhạc này cũng có bài đăng gần đây: “Câu hỏi này vẫn còn chưa có lời giải đáp: TÌNH YÊU Ở ĐÂU [?]”.
Mặc dù văn hoá đại chúng có thể đưa ra các quan điểm khác nhau, tình yêu đích thực—và lòng trắc ẩn—không thể tìm thấy khi không có sự phán xét. Từ lòng trắc ẩn đến từ tiếng La-tinh trong Giáo hội Công Giáo; nghĩa là, tiếng La-tinh được lấy cảm hứng từ Đức tin Cơ Đốc và đã được sử dụng để giúp điều hành và hướng dẫn các hành vi, giáo lý trong nhà thờ. Lòng trắc ẩn có nghĩa là đưa ra một phán xét đạo đức về một tình huống và làm việc đó với sự đồng cảm và một sự thúc giục phản hồi. Vì vậy, khi bạn thấy một người nghèo và bạn nói, “Thật là sai lầm. Con người không nên bị sống trong nghèo khó như thế này.”, tức là bạn đã vượt qua sự phán xét nói trên. Tuy nhiên, để phản ứng này của bạn trở nên có lòng trắc ẩn, phản ứng này cần có thêm một cảm xúc phù hợp, cùng với sự thúc giục hành động điều gì đó nữa. Khi bạn thấy sự bất công và bạn nhận ra nó, bạn vượt qua bài kiểm tra đạo đức nói trên. Nhưng khi bạn có lòng trắc ẩn, là khi bạn sẽ quyết định mình sẽ hành động như thế nào, khi nhận ra sự bất công đó. Lòng trắc ẩn và tình yêu thương không thể cùng một lúc tồn tại ngoài sự phán xét đạo đức nói trên.
Tương tự như vậy, Chúa khao khát chiếu ánh sáng phán xét đạo đức của Ngài vào trong sâu thẳm trái tim của mỗi chúng ta, không phải để vạch trần và làm nhục chúng ta, mà để biến đổi chúng ta trở nên giống Ngài, vì Ngài là một Đức Chúa Trời đầy lòng nhân từ và thương xót. Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta không tồn tại mà không có phán xét, bởi vì nếu thiếu nó, sự gần gũi và tình yêu thương đích thực với Ngài sẽ là điều bất khả thi. Tình yêu của Chúa dành cho chúng ta cũng không thể được biết đến mà không có sự biến đổi trong cuộc sống, bởi vì chúng ta không thể cảm nhận được Ngài và có mối tương giao với Ngài. Trên thập tự, Đấng Christ đã trở thành một sự rủa sả cho chúng ta, chịu lãnh hình phạt của Đức Chúa Trời thay cho chúng ta, để chúng ta có thể được cứu chuộc khỏi sự rủa sả của Đức Chúa Trời, và thông qua Đấng Christ, chúng ta được hoà giải với Đức Chúa Trời bằng cách được Ngài biến đổi.
Tin Lành nói về Đức Chúa Trời – Ngài nhìn thấy hoàn cảnh của chúng ta và đưa ra phán xét về nó. Ngài nhìn thấy sự đau đớn. Ngài phán xét tội lỗi và sự xấu hổ bởi cớ tội lỗi đó của chúng ta, tuy nhiên, Ngài yêu thương và thương xót chúng ta đến nỗi Ngài đã đến thế gian này để chịu chết thay cho chúng ta, để chúng ta có thể được biết Ngài một cách trọn vẹn. Trong Ngài, chúng ta tìm thấy sự tự do đích thực, tình yêu thương, và ân điển, và khả năng yêu thương những người lân cận, như cách mà Ngài đã yêu thương chúng ta.
Nguồn: Biên tập từ các nguồn tiếng Anh.
HỘI THÁNH TIN LÀNH MÙA GẶT