Sự hình thành
Nền thần học về sự thịnh vượng hình thành ở Hoa Kỳ, từ những năm 1960. Ảnh hưởng của nó lan sang Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh từ thập niên 1970. Nền thần học này dạy rằng ngoài ơn cứu rỗi, Chúa Giê-xu còn hứa và bảo đảm sự giàu có vật chất, sức khỏe và sự thành công cho những ai sống đức tin. Nền thần học này đã được phát triển bởi các nhân vật xuất thân từ Phái Ngũ Tuần (Pentecôtisme) nhưng không thể hiện giáo thuyết của phái này.
Trào lưu của nền thần học này cho rằng Chúa muốn những người theo Ngài có một cuộc sống thịnh vượng, tức là giàu có, khỏe mạnh và hạnh phúc. Dòng Cơ Đốc giáo này đặt sự thịnh vượng của tín hữu ở trung tâm lời cầu nguyện, và biến Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo thành một người làm cho tư tưởng và ước muốn của tín hữu trở thành sự thật.
Những người này rao giảng về điều này cuối cùng có một ngôn ngữ “bạo dạn” về tiền bạc. Trào lưu này xem ra thu hút nhiều quần chúng đang đau khổ và khốn cùng. Lời mời gọi của nó nhìn tương lai cách lạc quan và cũng trả lời cho sự rối loạn của nhiều người đang bất an trước một sự toàn cầu hóa không thương xót. Nó tìm được một tiếng vang mạnh hơn nữa trên khắp thế giới nhờ các chiến dịch tuyên truyền của các sứ vụ và phong trào truyền giáo đặc biệt là các phong trào tân đặc sủng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các nhân vật nổi bật của phong trào này, ở Hoa Kỳ, là:
- Kenneth Hagin (Rhèma Bible Church, Tulsa)
- Kenneth & Gloria Copeland (Forth Worth, Texas)
- Robert Tilton (Word of Faith Church, Texas)
- Joël Osteen (Lakewood Church, Houston)
- Jerry Savelle (associé de Copeland)
- Charles & Frances Hunter (City of Light, Texas)
- Charles Capps (Arkansas)
- Joyce Meyer (Hand of Hope, Saint-Louis)
- Creflo Dollar (C.D.Ministries)
Những tác phẩm của họ chứng tỏ nên một quan điểm thống nhất rằng người ta có thể vạch rõ và lượng giá thần học về sự thịnh vượng, được lấy lại tất cả hay một phần, với những sắc thái khác nhau. Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy rằng một số trong các giảng dạy này không được trình bày cách có hệ thống.
Sự thịnh vượng
Sự thịnh vượng được hứa cho người tín hữu cũng như ơn cứu rỗi. Cùng với ơn cứu rỗi, sự thịnh vượng hình thành như một sợi dây thường có ba sợi đan chặt vào nhau: tha thứ tội lỗi, sức khỏe, sự giàu có. Đôi khi họ thêm vào yếu tố thứ tư: sự giải thoát khỏi các ảnh hưởng ma quỷ trên đời sống.
…
Đối với bà Gloria Copeland, được mệnh danh là “télévangéliste” (tức một thừa tác viên dành phần lớn thời gian của mình cho những buổi phát truyền hình), phương trình phúc âm là rõ ràng:
“Bạn hãy cho 100 USD và bạn sẽ nhận được 1,000 USD. Bạn cho 1,000 USD thì bạn sẽ nhận được 100,000 USD… Nói tóm lại, như bà khẳng định trong cuốn God’s Will is Prosperity, đoạn Kinh Thánh Mác 10:30 là một việc rất tốt”.
Cũng với giọng kiên quyết trong God’s Laws of Success , một thừa tác viên truyền hình người Mỹ khác, Robert Tilton, đảm bảo rằng:
“sự thành công là sẵn sàng ở đây và bây giờ… Nó tùy thuộc vào bạn đón nhận nó. Nếu bạn không thành công, đó là lỗi của bạn chứ không phải lỗi của Thiên Chúa”.
Tại Pháp, hệ Tin Lành Phúc Âm đã giữ khoảng cách với nền thần học về sự thịnh vượng này. Một bản văn được đưa ra để giúp có cái nhìn phê phán về nền thần học này: bản văn này khẳng định rằng nền thần hoc về sự thịnh vượng trình bày một quan niệm “sai lầm” về đức tin, làm méo mó sứ điệp Tin Lành/Phúc Âm khi tuyệt đối hóa một số lời hứa phước lành trong Thánh Kinh và do đó cho thấy những nguy hiểm thực sự.
Sai lầm thứ nhất: Thierry Huser, một mục sư thuộc Giáo Hội Baptiste, cho thấy rằng nền thần học về sự thịnh vượng đặt trên cùng một phương diện bao gồm sự cứu chuộc, sự thịnh vượng thể lý (sức khỏe) và vật chất (sự giàu có của cải), đang khi mà sự cứu rỗi của Cơ Đốc giáo, nằm ở trung tâm của Phúc Âm Tin Lành liên quan đến mối tương quan với Thiên Chúa và việc hòa giải với Ngài nhờ Chúa Giê-xu Christ.
Cùng với đó, nó “dụng cụ hóa” Thiên Chúa, hình thức chủ nghĩa này lấy con người làm trung tâm trong tôn giáo, vốn đặt con người và sự thịnh vượng của con người ở trung tâm, đó là nó biến Thiên Chúa thành một sức mạnh sẵn sàng phục vụ chúng ta, Hội Thánh trở thành siêu thị đức tin và tôn giáo thành hiện tượng vụ lợi vốn cực kỳ thực dụng và hấp dẫn. Quả thế, theo các thần học gia của nền thần học này, người tín hữu phải tin rằng mọi sự, kể cả sự giàu có của cải, đã được Chúa Giê-xu làm đủ trên thập tự giá để lại đạt được cho mình rồi. Chỉ cần biểu lộ đức tin vào lời hứa của Tin Lành là đủ, công bố và tuyên xưng ra môi miệng để đạt được những ước ao về vật chất. Trong một lô-gíc như vậy, nó nhấn mạnh một chiều trên lời đức tin, tuy nhiên tính hữu hiệu của nó bị trói buộc trong sức mạnh khẳng định của nó, có thể dẫn tới việc có “niềm tin vào đức tin” hơn là có “niềm tin vào Chúa Giê-xu.”
Thierry Huser cho thấy nền thần học này không để cho Thiên Chúa tự do trả lời chúng ta. Người ta để sang một bên tất cả sự dạy dỗ và huấn luyện của Chúa bao gồm cả từ trong những hoàn cảnh khó khăn.
Theo nghĩa này, nếu các thần học gia về sự thịnh vượng nối kết với những khát vọng sâu thẳm về tâm linh của quần chúng cùng với thực tại đời thường của họ là sự đau khổ và sự túng ngặt khốn cùng, thì trái lại, họ xác định bởi chủ nghĩa khoái lạc của xã hội chúng ta mà khước từ những giới hạn và sự đau khổ. Trong các Hội Thánh của chúng ta, chúng ta tin vào một Thiên Chúa duy nhất can thiệp trong đời sống của chúng ta và có thể cho những dấu lạ của hành động của Ngài, nhưng không được hệ thống hoá chúng.
Cách đặc biệt nguy hiểm, “hệ thống độc nghĩa” này là “nguồn ảo tưởng sâu xa” bởi vì nó đặt lên hàng đầu “những lời hứa sai lệch”.
Sai lầm sau cùng, đó là nền thần học này làm lu mờ đi những cảnh báo của Chúa Giê-xu, “chống lại lòng say mê tiền bạc và chống lại thói thờ thần tượng cho sự thành công vật chất”.
…
Tý Linh (Theo La Croix) – chúng tôi có biên tập lại từ ngữ cho dễ hiểu hơn. Xem bản văn “La Théologie de la Prospérité” ở đây. Thông tin tham khảo từ http://conggiao.info.
HỘI THÁNH TIN LÀNH MÙA GẶT